Lò nhiệt hạch đầu tiên trên thế giới
Mô hình lò phản ứng nhiệt hạch. |
Pháp vừa được chọn là nơi xây dựng lò phản ứng nhiệt hạch đầu tiên trên thế giới (Iter) trị giá 12 tỷ đô la, sau khi vượt qua sự cạnh tranh mạnh mẽ từ phía Nhật Bản.
Lò phản ứng nhiệt hạch thí nghiệm quốc tế sẽ là dự án hợp tác khoa học tốn kém nhất sau Trạm Vũ trụ Quốc tế. Chương trình Iter bị trì hoãn hơn 18 tháng qua khi các bên tham gia đều cố gắng giành quyền xây dựng cơ sở trên địa bàn của mình.
Phản ứng nhiệt hạch (tổng hợp hạt nhân) giải phóng năng lượng giống như quá trình sinh nhiệt trên mặt trời. Trong đó, năng lượng được sinh ra khi các nguyên tử nhẹ (đồng vị deuterium và tritium của hydro) dính kết với nhau để tạo thành nguyên tử nặng hơn. Các nhà khoa học xem đây là một giải pháp sản xuất điện năng sạch hơn so với phản ứng phân hạch hạt nhân (thường dùng trong các nhà máy điện nguyên tử hiện nay) hoặc cách đốt nhiên liệu hoá thạch.
Tại Matxcơva, các quan chức thuộc 6 bên của dự án - gồm Cộng đồng châu Âu (EU), Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc - đã ký kết một thoả thuận về vị trí đặt lò phản ứng tại Cadarache, miền Nam nước Pháp.
Trước đó Nhật Bản đã rút lui nỗ lực của mình, sau khi đạt được một gói đền bù thoả đáng. Theo gói đền bù này, Nhật sẽ có 20% trong tổng số 200 gói nghiên cứu của dự án mà chỉ cần đầu tư 10% chi phí, đồng thời được làm chủ một cơ sở nghiên cứu vật liệu liên quan.
Xét về mặt vật lý và trên quy mô năng lượng lớn, dự án Iter có thể xem na ná như việc chế tạo một ngôi sao trên trái đất. Đó sẽ là lò phản ứng nhiệt hạch đầu tiên sinh nhiệt ở mức độ của các nhà máy điện truyền thống, và sẽ mở đường cho việc xây dựng nguyên mẫu nhà máy điện thương mại đầu tiên loại này.
T. An (theo BBC)
Lò nhiệt hạch đầu tiên trên thế giới
Pháp thắng thầu dự án hạt nhân khổng lồNgười phát ngôn Liên minh châu Âu (EU) A.Mochan ngày 28-6 cho biết Pháp đã giành được quyền xây dựng dự án Lò phản ứng nhiệt hạch thực nghiệm quốc tế (ITER) do EU, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Nga và Trung Quốc đồng đầu tư.
Đây là dự án hợp tác nghiên cứu khoa học lớn nhất thế giới chỉ sau Trạm không gian quốc tế (ISS). Theo thỏa thuận, lò phản ứng nhiệt hạch trị giá 12,18 tỉ USD này sẽ được xây dựng tại Cadarache, miền Nam nước Pháp. Mục đích của ITER là nhằm mô phỏng cách thức mặt trời sản xuất năng lượng và hứa hẹn sẽ mở ra một nguồn năng lượng vô tận sạch và rẻ tiền để thay thế năng lượng gây ô nhiễm từ nhiên liệu hóa thạch.
Theo Thanh niên
Lò nhiệt hạch đầu tiên trên thế giới
Ngày 28/6, EU, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc vừa ký thỏa thuận xây dựng lò phản ứng nhiệt hạch tại Pháp để sản xuất điện với tổng chi phí 12 tỷ USD tại Pháp.Theo thỏa thuận được sáu bên ký tại Moscow hôm nay, lò phản ứng này sẽ được xây dựng tại vùng Cadarache, hoạt động dựa trên sự phản ứng tổng hợp hạt nhân. Cho tới nay, dự án Lò phản ứng nhiệt hạch quốc tế (ITER) này là dự án phối hợp nghiên cứu khoa học tốn kém nhất sau Trạm Vũ trụ Quốc tế.
Sự phản ứng tổng hợp hạt nhân được coi là cách tiếp cận để sản xuất điện “sạch hơn” so với phương pháp phân rã hạt nhân và sử dụng nhiên liệu hóa thạch.Phản ứng tổng hợp hạt nhân sẽ giải phóng năng lượng từ các phản ứng giống như những phản ứng đốt nóng Mặt trời.
Đây sẽ là lò phản ứng đầu tiên sản xuất nhiệt năng ở mức của các nhà máy sản xuất điện thông thường, và sẽ mở đường cho việc xây dựng nhà máy điện thương mại đầu tiên hoạt động trên cơ sở tổng hợp phản ứng hạt nhân.
Trong phản ứng nhiệt hạch, năng lượng được sản sinh khi các nguyên tử nhẹ - chất tritium và deuterium đồng vị hydrogen - được đốt nóng cùng nhau để hình thành các nguyên tử nặng hơn. Đồng thời, quá trình phản ứng sẽ giải phóng nguồn năng lượng rất lớn.
Để sử dụng phản ứng nhiệt hạch có kiểm soát trên trái đất như là một nguồn năng lượng, cần đốt nóng khí tới nhiệt độ vượt quá 100 triệu độ C - nóng hơn gấp nhiều lần nhiệt độ ở Mặt trời.
Nếu dự án ITER được thực hiện thành công, nó sẽ mang lại hiệu quả rất lớn. Một kg nhiên liệu nhiệt hạt nhân sẽ sản xuất lượng năng lượng tương đương 10 triệu kg nhiên liệu hóa thạch sản xuất.
Theo BBC và Nhân dân